Theo một lẽ rất thông thường, để được thăng tiến, điều kiện cần là phải có “chỗ trống”, bao gồm cả chỗ trống để thay người cũ (replacement) và cả chỗ trống mới (new headcount); điều kiện đủ là bản thân mình phải sẵn sàng cho vị trí đó.

Dĩ nhiên là mình sẽ không cố kiểm soát chuyện ngoài khả năng của mình: khi nào có chỗ trống. Nhưng mình hoàn toàn có thể chuẩn bị bản thân để luôn luôn ở trong tâm thế sẵn-sàng-để-được-thăng-tiến (promotion-readiness). 

Vậy,

  • “Làm sao để chuẩn bị cho bản thân?”
  • “Làm sao để biết mình đã sẵn sàng để thăng tiến hay chưa?

Điều này, theo mình liên quan đến sự kết hợp giữa “Nội dung” và “Hình thức”

A. Về nội dung

1. Ngưng ảo tưởng bản thân, nhìn thẳng vào sự thật và đánh lại kĩ năng và khả năng hiện tại của mình vì tìm ra đâu là chỗ còn thiếu

Mỗi vị trí đòi hỏi bộ khung năng lực (competency skills set) khác nhau. Việc đầu tiên cần xác định định các yêu cầu của vị trí muốn hướng đến. 

Ví dụ bạn là trình dược viên, và định hướng làm marketing dược. Các câu hỏi cơ bản mà bạn cần trả lời được: 

  • Marketing dược là làm gì? (đoạn này, ngoài chuyện đọc trên mạng, tìm trên sách hãy hỏi trực tiếp những người đang làm công việc này để tránh “lý tưởng hóa” công việc)
  • Công việc hàng ngày của một bạn marketing dược là làm gì? – mình đã bao giờ quan sát-hỏi-trao đổi một bạn marketing làm việc như thế nào chưa?
  • Để làm những công việc yêu cầu, bạn marketing đó phải có những kiến thức, kĩ năng và khả năng gì?

Trung thực thực nhìn/ đánh giá lại bản thân, kiến thức, kĩ năng và năng lực mình đang ở đâu và đâu là những khoảng cách với vị trí mình muốn hướng đến. 

Nghe hơi lý thuyết, nhưng hãy viết xuống, và lên kế hoạch để rút ngắn khoảng cách đó. 

Có nhiều cách có thể tham khảo như: 

  • Học và cải thiện kĩ năng tại chính việc mình đang làm. Ví dụ, bạn muốn phát triển Tư duy chiến lược (Strategic thinking), là trình dược viên, bạn đã tập phân tích địa bàn của mình ở góc nhìn của một marketer chưa? – Đừng biện hộ với lý do “chừng nào lên vị trí đó, em mới có cơ hội làm chứ” nha
  • Tham gia các khóa học: một số quan điểm bài trừ chuyện học lý thuyết, sách vở, nhưng với Na, có lý thuyết cũng sẽ giúp mình có cái nhìn hệ thống hơn, đâu phải vô cớ mà người ta có khái niệm học 70-20-10 đúng không?
  • Tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm: không ai chủ động lại hỏi “em ơi, em muốn học không, chị chỉ cho”, mà bản thân mình phải chủ động – Your career roadmap in your hands.

2. Ngoại trừ các công việc đòi hỏi tính kĩ thuật cao và chỉ tương tác với máy móc, hầu hết các công việc đều yêu cầu kĩ năng giao tiếp

Nếu mình giỏi ở mức 10, nhưng khả năng giao tiếp của mình ở mức 3, thì phần lớn mọi người sẽ nhìn nhận mình ở mức 3.

Khả năng diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng, lắng nghe một cách tích cực và làm việc cùng người khác là quan trọng trong bất kỳ vai trò nào. Luyện tập kỹ năng giao tiếp của bạn trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cả bằng văn bản và lời nói, để đảm bảo truyền đạt ý kiến và ý tưởng của bạn một cách hiệu quả với khách hàng, đồng nghiệp và cả sếp của mình.

3. Tạo cho mình Tư duy phát triển (Growth Mindset)

Tư duy phát triển (Growth mindset) đơn giản là cách bạn nhìn nhận về bản thân và khả năng của mình. Nếu bạn có tư duy phát triển, bạn tin rằng khả năng của bạn có thể phát triển và nâng cao thông qua việc học hỏi và nỗ lực. Nói cách khác, bạn coi thất bại và khó khăn như cơ hội để trưởng thành và cải thiện.

Ngược lại, nếu bạn có tư duy cố định (Fixed mindset), bạn sẽ nghĩ rằng khả năng của mình là cố định và không thể thay đổi. Điều này có thể khiến bạn sợ thất bại và tránh xa khỏi những thử thách mới.

Tư duy phát triển khuyến khích bạn mở rộng tầm nhìn, tự tin hơn trong việc học hỏi, và sẵn sàng đối mặt với khó khăn để trở nên tốt hơn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và công việc.

2. Về hình thức

Hình thức chứa đựng nội dung. Vật chất quyết định ý thức. 

Việc rèn luyện về kĩ năng, tư duy là quan trọng, nhưng việc thay đổi về hình thức để phù hợp với vị trí hướng đến cũng quan trọng không kém. 

Bạn muốn làm marketer, hãy nhìn các bạn/ anh chị đang làm ở vị trí này, đi đứng thế nào, ăn mặc ra sao, nói chuyện như thế nào. Cách nhanh nhất để học hỏi, đó là bắt chước. 

Có câu “Đừng đánh giá cuốn sách qua bìa sách”, nhưng nếu nhìn lại thực tế, đâu ai rảnh để lật từng chương trong cuộc đời bạn để hiểu bạn, vậy tại sao không cố gắng làm cho “bìa sách” và “nội dung sách” nhất quán (consistent) với nhau. 

—-

Và dĩ nhiên, hãy luôn nhớ rằng, để được cân nhắc thăng tiến, bạn phải hoàn thành tốt vị trí hiện tại của mình.

Ref:

https://www.forbes.com/sites/forbescoachescouncil/2023/02/03/10-signs-an-employee-is-ready-for-a-promotion/?sh=c0f3de628746

https://www.linkedin.com/pulse/you-ready-promoted-ken-smith/

—-

Vì là quan điểm cá nhân nên sẽ còn nhiều hạn chế nhất định, nên nếu các bạn, các anh chị quản lý có những góc nhìn đa dạng, thú vị hơn, có thể chia sẻ bằng các để lại góp ý bằng cách comment bên dưới nhé!

Thông tin trên bài viết chỉ là những chia sẻ dựa trên cảm nhận và trải nghiệm và hiểu biết của cá nhân không đại diện cho bất kì tổ chức nào. Nếu bạn có đăng lại bài, vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của blog nhé.


Privacy Preference Center